Chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà như thế nào?
Vị đại biểu này cũng nêu thêm, cũng nên tạo điều kiện cho người nước ngoài xây dựng nhà riêng lẻ ở những khu vực không cấm, mình không
Việc thí điểm cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua Nghị quyết số 19/2008/QH12 vào tháng 6/2008. Đến nay, vấn đề này tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trong Quốc hội.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) kỳ này đã dành riêng một chương quy định về quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể: Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải tuân theo những quy định trong Luật này và pháp luật có liên quan; đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Trong đó, các tổ chức cũng như cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua những hình thức: Tham gia đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam; mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ hoặc xây dựng nhà ở trên diện tích đất ở được phép phân lô trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ những khu vực cần bảo đảm anh ninh quốc phòng theo quy định…
Những điều khoản mở rộng nêu trên được thiết lập dựa trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thi hành Nghị quyết số 19/2008/QH12 của Quốc hội về việc thực hiện thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Về cơ bản, các điều khoản mở rộng đều nhận được sự đồng thuận của đông đảo các đại biểu Quốc hội và cho rằng đây là một trong những cơ chế tạo sự thu hút nguồn vốn, công nghệ, giúp giải quyết lượng sản phẩm tồn đọng trên thị trường.
Đại biểu Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho bết: Từ khi được áp dụng đến nay đã là 6 năm, Nghị quyết 19/2008 đã giải quyết được nhu cầu nhà ở cho 200 trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam mà chưa có tác động tiêu cực. Điều đáng nói là, ở nhiều nước trên thế giới, việc cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở đã được thực hiện từ nhiều năm qua. Cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ đối với nhà ở thương mại và nhà ở cao cấp, từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản và thu hút nguồn ngoại tệ cho nền kinh tế nhiều hơn.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp. Hồ Chí Minh) cũng đề nghị: Không nên hạn chế các quyền cho thuê lại của người nước ngoài khi họ đã được sở hữu nhà hợp pháp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền cho thuê lại, họ cần phải đăng ký và đóng thuế theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam. Nếu chặn thêm một số quyền khác thì có phần không được bình đẳng như công dân Việt Nam.
Vị đại biểu này cũng nêu thêm, cũng nên tạo điều kiện cho người nước ngoài xây dựng nhà riêng lẻ ở những khu vực không cấm, mình không nên chỉ khoanh vùng trong dự án.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cũng đồng tình với việc mở rộng các quy định cho tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà là một giải pháp thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thị trường bất động sản. Ông cho rằng: Trong thời cuộc quan hệ mở rộng và hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam, việc hình thành các hành lang pháp lý để tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho phát triển đất nước là hết sức cần thiết.
Đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) khẳng định: Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và rất có lợi cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
Những nội dung trong Dự thảo Luật đã cho thấy những lợi ích rõ nét trong việc mở rộng quyền mua và sở hữu nhà ở cho người nước ngoài, đồng thời cũng nhân được sự tán thành của tất cả các giới từ nhà làm chính sách đến các chuyên gia cũng như doanh nghiệp, nay thị trường đang trông đợi, quy định có tính đột phá này sẽ sớm được Quốc hội thông qua.
Leave a Reply